Viêm manh tràng là một bệnh mãn tính. Bệnh nếu không được phát hiện điều trị kịp thời thì sẽ dễ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như tắc ruột, thủng ruột và thậm chí là ung thư đại tràng.
Vậy viêm manh tràng là bệnh như thế nào, bạn đã biết chưa? Tìm hiểu dấu hiệu triệu chứng của bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả qua những chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây.
Manh tràng là gì?
Ruột già gồm có 3 bộ phận chính là manh tràng, trực tràng và kết tràng.
Trong đó manh tràng là đoạn đầu tiên của ruột già, tiếp nối với ruột non. Manh tràng có chiều dài khoảng 6cm và chiều rộng khoảng 7cm.
Công dụng chính là ngăn không để dưỡng chất từ ruột non chuyển qua ruột già quá nhanh và không cho các chất từ ruột già quay trở lại ruột non.
Viêm manh tràng là một bệnh lý về tiêu hóa khó gặp phải nhưng mức độ nguy hiểm cao
Viêm manh tràng là bệnh gì?
Theo thời gian, các chức năng của manh tràng sẽ yếu dần đi. Lúc này, manh tràng dễ bị vi khuẩn vi rút tấn công, tạo nên những vết loét tổn thương trên niêm mạc manh tràng.
Như vậy, viêm manh tràng là tình trạng niêm mạc manh tràng bị tổn thương, viêm loét.
Bệnh gặp phải ở những người từ độ tuổi 40 trở đi khi chức năng của hệ tiêu hóa yếu dần. Hoặc người có chế độ ăn uống không hợp lý, ít vận động thể lực, béo phì, hút nhiều thuốc lá,…
Ngoài ra bệnh còn được xếp vào bảng danh sách những loại bệnh có khả năng di truyền, dễ gặp ở cả trẻ nhỏ.
Dấu hiệu viêm manh tràng
Cách nhận biết bệnh viêm manh tràng
Tùy theo mức độ tổn thương viêm loét và bệnh thuộc giai đoạn cấp tính hay mãn tính mà sẽ có dấu hiệu khác nhau.
Dưới đây là một số dấu hiệu viêm manh tràng dễ nhận biết được như:
- Đau bụng: Đau bụng âm ỉ, có thể xuất hiện những cơn quặn thắt. Đau bụng sẽ có dấu hiệu giảm sau khi đi ngoài xong.+
- Rối loạn đại tiện: Đi đại tiện nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn đồ ăn cay nóng, tái sống, tanh lạnh hoặc uống rượu bia nước ngọt,…
- Sốt cao: Sốt cao lên tới 39 độ và thậm chí lên tới 40 độ C
- Một số triệu chứng khác như chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng ọc ạch,… Tinh thần sa sút, luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Hay bị đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.
Viêm manh tràng có dấu hiệu giống với nhiều bệnh lý về tiêu hóa khác
Do các triệu chứng này giống với nhiều bệnh lý khác về đường tiêu hóa. Vậy nên để đảm bảo chính xác nhất thì bạn nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám và chẩn đoán, Từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
Cách điều trị viêm manh tràng
1. Điều trị bằng thuốc
Thông thường, viêm manh tràng chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc, không phải can thiệp phẫu thuật ngoại khoa. Trừ khi tình trạng viêm loét niêm mạc manh tràng quá nặng, có nguy cơ hoại tử hoặc nghi ngờ ung thư.
Hiện nay, các loại thuốc điều trị viêm manh tràng thường dùng là:
- Thuốc cầm tiêu chảy, dùng kết hợp thêm với oresol.
- Thuốc kháng sinh để điều trị viêm loét do vi khuẩn gây nên, đồng thời ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.
- Thuốc chống viêm, giảm viêm ở niêm mạc dạ dày.
Điều trị bằng thuốc
2. Cải thiện chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không lành mạnh có thể khiến tình trạng bệnh viêm manh tràng tiến triển nặng hơn đồng thời tăng nguy cơ tái phát trở lại.
Chính vì thế, người bệnh cần chú trọng cải thiện chế độ ăn uống hằng ngày. Cụ thể:
- Bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào như thịt, cá, sữa không chứa lactose, rau xanh, yến mạch, lê,… Hạn chế các loại thực phẩm tái sống như: rau sống, gỏi cá,… vì chúng khiến tình trạng viêm thêm trầm trọng.
- Bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường ruột bằng cách uống 1 – 2 chai sữa chua mỗi ngày.
- Hạn chế sử dụng cà phê, thuốc lá, trà, nước ngọt có gas và các chất kích thích khác,…
- Ăn chậm, nhai kỹ. Không nên ăn quá nhiều một bữa mà nên chia thành các bữa nhỏ để giảm tải cho hệ tiêu hóa. Nên chế biến các món ăn mềm, ví dụ như dạng súp, luộc, hấp,… thay vì chiên rán, xào dầu mỡ.
Ngoài ra, để điều trị viêm manh tràng hiệu quả thì người bệnh cần tích cực vận động thể thao, duy trì lối sống lành mạnh,…
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Viêm manh tràng là bệnh lý về tiêu hóa khá nguy hiểm, khó điều trị dứt điểm. Tốt nhất, ngay từ bây giờ hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học.
Ngoài ra, hãy khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.