VIÊM LOÉT TÁ TRÀNG BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ RA SAO?

Tá tràng là phần đầu của ruột non, đoạn nối giữa dạ dày với ruột già. Với kích thước chỉ 25cm nhưng tá tràng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp trung chuyển thức ăn giữa dạ dày với ruột non, trung hòa axit của dịch mật,… 

Tá tràng dễ bị viêm loét nếu người bệnh có thói quen ăn uống sinh hoạt thiếu lành mạnh, dạ dày tiết ra quá nhiều axit và tràn xuống tá tràng, số lượng vi khuẩn HP tăng nhanh,… 

Vậy viêm loét tá tràng có biểu hiện như thế nào? Có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? Để nắm rõ những vấn đề này thì hãy cùng tham khảo ngay những chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây.

Viêm loét tá tràng là gì? 

Viêm loét tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc tá tràng bị ăn mòn làm lộ các lớp nằm bên dưới. Trong trường hợp nặng, viêm loét tá tràng còn có thể làm thủng thành tá tràng.

Viêm loét tá tràng là một bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp phải

Nguyên nhân viêm loét tá tràng 

Các nguyên nhân chính gây viêm loét tá tràng là:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) phát triển quá mức làm tổn thương niêm mạc tá tràng
  • Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
  • Di truyền
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, lạm dụng chất kích thích, ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia và thường xuyên căng thẳng, stress.
  • Bệnh nhân ung thư phải hóa trị và xạ trị

Biểu hiện của viêm loét tá tràng

Biểu hiện đầu tiên mà người bệnh nhận thấy được khi bị viêm loét tá tràng đó là đau vùng bụng trên (thượng vị), ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm. Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu.

Một số người còn bị mất ngủ, giấc ngủ gián đoạn hoặc chập chờn về khuya. 

Còn lại, có đến 20% người bị viêm loét tá tràng không có biểu hiện triệu chứng gì. Người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi gặp phải các biến chứng liên quan đến tá tràng như xuất huyết đường tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị,…

Viêm loét tá tràng có nguy hiểm không?

Viêm loét tá tràng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ không quá nguy hiểm. 

Tuy nhiên nếu để chuyển sang giai đoạn mãn tính thì sẽ rất khó điều trị khỏi. Bệnh đồng thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như:

  • Xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết hay còn gọi là chảy máu ổ loét thường xảy ra rầm rộ, đột ngột với biểu hiện nôn ra máu tươi, đi ngoài phân đen, dính, bệnh nhân mệt lả tụt huyết áp. Nếu không cấp cứu kịp thời thì sẽ đe dọa đến tính mạng. 
  • Thủng ổ loét (thủng tá tràng): Xuất hiện cơn đau bụng dữ dội như dao đâm, bụng cứng như gỗ, có thể kèm theo nôn. Trường hợp này cần được phẫu thuật nhanh chóng, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 
  • Hẹp môn vị: Nếu vị trí loét rộng và sát với môn vị dạ dày thì sẽ có nguy cơ gây hẹp môn vị. Với các biểu hiện như đầy bụng, chậm tiêu, đau bụng, nôn ra thức ăn cũ khi xa bữa ăn kèm theo dịch vị màu xanh đen. Hẹp môn vị cũng rất nguy hiểm và cần được can thiệp phẫu thuật trong thời gian sớm nhất.
  • Ung thư hóa: Tỉ lệ mắc phải ung thư tá tràng khi bị viêm loét tá tràng chiếm khoảng 3 – 10%, chủ yếu là ở những trường hợp người mắc bệnh trên 10 năm. 
Một số biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh lý viêm loét tá tràng

Cách điều trị viêm loét tá tràng

Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả nhất hiện nay là dùng thuốc Tây y theo đúng phác đồ của bác sĩ. 

Theo đó các loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm loét tá tràng bao gồm:

  • Thuốc diệt khuẩn Helicobacter pylori (HP)
  • Thuốc ức chế tiết acid/Trung hòa acid
  • Thuốc chống trào ngược dạ dày thực quản
  • Thuốc bảo vệ thành dạ dày
  • Thuốc làm lành dạ dày

Điều trị bằng thuốc

Ngoài ra, người bệnh còn cần phải kết hợp với một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học lành mạnh. Ví dụ điển hình như:

– Thay đổi thói quen ăn uống: ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ đúng bữa, không bỏ bữa, không ăn quá khuya, không ăn quá no, không để bụng quá đói, không ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ,…     

– Bổ sung thêm vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,… để trung hòa acid dạ dày tốt hơn.

– Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê,… 

– Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau,… theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ. 

– Vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn và nhẹ nhàng khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt, tâm trạng thoải mái. 

– Ngủ đủ giấc, đúng giờ. Giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress,…

Một số câu hỏi liên quan đến viêm loét tá tràng

1. Viêm loét tá tràng có giống với viêm loét dạ dày không?

Viêm loét tá tràng khác hoàn toàn với viêm loét dạ dày. 

Tuy nhiên do có chung triệu chứng là đau vùng thượng vị và đau theo từng cơn nên nhiều người bị nhầm lẫn. 

Để phân biệt rõ ràng hơn về 2 bệnh lý này, người bệnh có thể dựa trên các dấu hiệu nhận biết dưới đây:

Viêm loét tá tràng Viêm loét dạ dày
Thời gian đau  Đau khi đói bụng Đau khi ăn no
Vị trí đau Đau nhiều hơn ở vùng bụng bên phải Đau ở giữa vùng bụng hoặc hơi nghiêng về bên trái
Độ tuổi mắc phải Tỉ lệ mắc phải giảm theo độ tuổi Tuổi càng cao càng dễ mắc phải
Biểu hiện khác Lưỡi trắng và mỏng, cân nặng tăng,… Lưỡi dày và đỏ, cân nặng giảm,…

2. Điều trị viêm loét tá tràng bằng thuốc Đông y có hiệu quả không?

Câu trả lời chắc chắn là có. Rất nhiều người bệnh viêm loét tá tràng hiện nay đã điều trị khỏi được bằng cách sử dụng loại thuốc Đông y.

Thuốc Đông y mặc dù không cho hiệu quả nhanh và triệt để nhưng an toàn lành tính, không gây tác dụng phụ làm tổn thương đến dạ dày tá tràng và đường tiêu hóa.

Một số loại thuốc Đông y chữa bệnh viêm loét tá tràng hiệu quả mà người bệnh nên dùng như ROCORI Dạ Dày Tá Tràng của Học Viện Quân Y, viên uống BIVINA của Bệnh viện 354,…

ROCORI Dạ Dày Tá Tràng của Học Viện Quân Y

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh lý viêm loét tá tràng. Hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ hơn từ đó chăm sóc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn.