VIÊM LOÉT DẠ DÀY NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA ĐIỀU TRỊ

VIÊM LOÉT DẠ DÀY: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA ĐIỀU TRỊ

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm và loét do tác động của dịch vị dạ dày. 

Bệnh rất dễ mắc phải với hàng triệu bệnh nhân mỗi năm, tính chất bệnh mãn tính dễ tái phát. Hơn nữa thời gian điều trị bệnh dài, chi phí cao lại dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chính vì vậy chúng ta cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có cách phòng ngừa điều trị sớm nhất.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) và do dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), bao gồm cả aspirin trong thời gian dài. 

Trong đó vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) được tìm thấy ở khoảng 80% bệnh nhân viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn gây ra loét rất phức tạp, có thể điều trị bằng kháng sinh nhưng dễ tái phát trở lại. 

NSAID là thuốc dùng để điều trị bệnh viêm khớp và bệnh viêm đau khác trong cơ thể. NSAID thường dùng là thuốc aspirin, ibuprofen và etodolac,… NSAID can thiệp vào quá trình sản xuất tuyến tiền liệt trong dạ dày, gây ra các vết loét. 

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân quan trọng gây viêm loét dạ dày cũng như dẫn đến các biến chứng khác nữa như chảy máu, tắc nghẽn và thủng dạ dày. 

Một số nguyên nhân khác như uống rượu bia, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có gas, ăn thực phẩm cay nóng, tinh thần căng thẳng lo âu,… cũng được cho là gây viêm loét dạ dày, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh được. 

Nguyên nhân viêm loét dạ dày chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) và do dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Triệu chứng của viêm loét dạ dày

Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Đau bụng trên, có thể âm ỉ râm ran hoặc nóng rát cảm giác giống như đói bụng. 
  • Trào ngược axit hoặc ợ nóng 
  • Cảm giác đầy bụng, khó tiêu mỗi khi ăn no

Ngoài ra, một số người lại không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khi bị viêm loét dạ dày. Đó cũng là lý do mà mỗi người chúng ta đều cần phải khám sức khỏe định kỳ để nhận biết bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. 

Hình ảnh mô phỏng biểu hiện của viêm loét dạ dày

Biến chứng có thể gặp phải khi bị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày nếu không can thiệp điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Đặc biệt trong đó phải kể đến các biến chứng như:

  • Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày): Triệu chứng gặp phải ở khoảng 15 – 20% người bệnh, thường là trong giai đoạn đầu hoặc lúc bệnh tiến triển nặng hơn. 
  • Thủng hoặc dò ổ loét: Biểu hiện bằng những cơn đau dữ dội giống như dao đâm, gặp phải sau khi bị xuất huyết dạ dày. 
  • Hẹp môn vị: Biến chứng này gặp phải ở ổ loét trong dạ dày, gây đau và nóng rát vùng thượng vị, nôn ra thức ăn cũ. 
  • Ung thư hóa: Tỉ lệ bị ung thư hóa sau khi viêm loét dạ dày là khoảng 5 – 10% và gặp phải ở người bệnh kéo dài trên 10 năm.

4 biến chứng nguy hiểm dễ gặp phải khi bị viêm loét dạ dày

Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng không thể phòng ngừa được 100% nhưng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh nếu tuân thủ lối sống sinh hoạt và ăn uống khoa học lành mạnh. Cụ thể: 

  • Hạn chế tối đa việc uống rượu bia, hút thuốc lá hàng ngày 
  • Rửa tay sạch với xà phòng trước khi ăn 
  • Hạn chế các loại thức ăn chưa chế biến kỹ như rau sống, gỏi sống, tái. Các loại thức ăn quá chua, quá lạnh, quá ngọt, quá cứng, quá khô hoặc quá nhiều dầu mỡ,…
  • Nên ăn chín uống sôi và ăn nhiều loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, trứng sữa để trung hòa axit dạ dày tốt hơn. 
  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, đúng bữa. Không nên ăn quá khuya, (sau 8 giờ tối). Không nên ăn quá no cũng không nên để bụng đói. 
  • Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm hay thuốc giảm đau. Nếu muốn dùng thuốc phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. 
  • Vận động thường xuyên với các bài tập thể dụng và đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. 
  • Giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress,…

Duy trì thói quen ăn uống khoa học lành mạnh

Cách điều trị viêm loét dạ dày

Khi bị viêm loét dạ dày, nếu không điều trị đúng cách thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm (như đã nêu ở phần biến chứng của viêm loét dạ dày).

Để điều trị viêm loét dạ dày thì bước đầu tiên là phải giảm đau, sau đó chữa lành vết loét và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. 

1. Điều trị diệt khuẩn Helicobacter pylori (HP)

Diệt khuẩn HP là kết hợp sử dụng nhiều loại kháng sinh, đôi khi còn dùng cả thuốc ức chế bơm proton, thuốc chặn H2 hoặc Pepto-Bismol.

Diệt trừ được vi khuẩn HP sẽ ngăn ngừa sự quay trở lại của các vết loét, giảm nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày. 

Tuy nhiên thuốc kháng sinh dùng để diệt khuẩn HP có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, viêm đại tràng nặng,… người bệnh cần lưu ý. 

2. Thuốc kháng axit 

Thuốc kháng axit này giúp trung hòa axit hiện có trong dạ dày. Thuốc được xem là an toàn cho người bệnh, không gây ra nhiều tác dụng phụ. 

Tuy nhiên vết loét dạ dày sẽ thường xuyên tái phát trở lại khi bạn ngưng dùng thuốc. Nói chung hiệu quả của thuốc kháng axit không cao. 

3. Thuốc đối kháng H2

Thuốc đối kháng H2 giúp chặn hoạt động của histamine – một loại protein kích thích tiết axit dạ dày. Khi histamine bị chặn thì lượng axit sản xuất ra giảm đi, từ đó giảm viêm loét. 

Ngoài ra, thuốc đối kháng H2 này còn giúp hỗ trợ diệt trừ vi khuẩn HP mà không cần dùng đến kháng sinh. 

Thuốc đối kháng H2 dung nạp tốt, ít tác dụng phụ ngay cả khi người bệnh sử dụng trong thời gian dài. Chỉ một số ít trường hợp người bệnh bị đau đầu, nhẫm lẫn, mau quên khi sử dụng thuốc mà thôi. 

4. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng mạnh hơn cả thuốc đối kháng H2 trong việc ức chế sự sản xuất axit trong dạ dày. 

Thuốc không ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của người bệnh. Tuy nhiên thuốc lại có nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy và phát ban. Ngoài ra nếu sử dụng lâu dài thì thuốc ức chế bơm proton này còn có thể dẫn đến chứng loãng xương.

5. Thuốc Sucralfate và misoprostol

Thuốc Sucralfate và misoprostol giúp tăng cường lớp niêm mạc dạ dày, chống lại sự tấn công của axit có trong dịch vị dạ dày. 

Trong đó Sucralfate còn bao phủ lên bề mặt các vết loét, thúc đẩy quá trình làm lành diễn ra nhanh chóng hơn. Misoprostol thì ngăn chặn nguyên nhân gây loét ở thuốc NSAID.

Thuốc Sucralfate và misoprostol có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như táo bón, tiêu chảy và gây sảy thai ở phụ nữ mang thai. Nếu không có sự cho phép của bác sĩ thì không được phép sử dụng. 

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày

 

5. Thuốc ROCORO DẠ DÀY TÁ TRÀNG Học Viện Quân Y

Thuốc ROCORO DẠ DÀY TÁ TRÀNG là sản phẩm do Học Viện Quân Y sản xuất, đã được kiểm nghiệm lâm sàn với hơn 90% người bệnh có kết quả tích cực.

Thành phần có chứa tảo xoắn, prebiotic giúp tái tạo lại lớp niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn giúp thức ăn lên men nhanh hơn, hỗ trợ nhu động ruột đều đặn hơn, thúc đẩy hình thành các enzym giải độc gan, chống oxi hóa mạnh, ức chế vi khuẩn HP, tăng bài tiết chất nhầy,…

Thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Thuốc ROCIRO DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Viêm loét dạ dày tá tràng tuy không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ có thể dẫn đến ung thư hóa. Nắm rõ những kiến thức cần biết về viêm loét dạ dày để phòng ngừa điều trị là vô cùng cần thiết và hữu ích.