TRẺ BỊ CHƯỚNG BỤNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ

Trẻ bị chướng bụng là tình trạng không còn xa lạ. Trong đó nhiều bậc cha mẹ chủ quan, để bé tự “xoay xở” cho đến khi hết. 

Tuy nhiên đây lại là một quan điểm hết sức sai lầm. Bị chướng bụng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa rất nguy hiểm.

Thay vì chủ quan thì cha mẹ phải tìm hiểu, can thiệp xử lý để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tránh dẫn đến những biến chứng khó điều trị sau này. 

Trẻ bị chướng bụng có nguy hiểm không?

Chướng bụng là triệu chứng lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Một số trường hợp bị chướng bụng kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân, chảy máu đại tràng,… thì mới nguy hiểm. Lúc này, bị chướng bụng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như lồng ruột, tắc ruột, nhiễm vi khuẩn HP, phình đại tràng, hẹp hậu môn,… 

Lúc này. mẹ ần can thiệp trị chướng bụng khó tiêu cho trẻ. 

Trẻ bị chướng bụng thường quấy khóc, biếng ăn

Nguyên nhân trẻ bị chướng bụng do đâu?

Bị chướng bụng là tình trạng khí hơi mắc kẹt trong đường tiêu hóa khiến bụng chướng lên, tạo cảm giác khó chịu mệt mỏi cho trẻ. 

Nguyên nhân trẻ bị chướng bụng có thể do:

  • Nuốt quá nhiều khí hơi trong quá trình bú và khóc
  • Sự hoạt động phát triển của vi khuẩn đường ruột
  • Cho trẻ ăn nhiều quá mức trong khi hệ tiêu hóa của trẻ không thể xử lý hết lượng thức ăn lớn trong cùng 1 lúc
  • Cho trẻ ăn quá khuya
  • Trẻ bị dị ứng với loại sữa ngoài hay loại thực phẩm nào đó
  • Trẻ uống các loại nước uống chứa cafein
  • Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là giun
Cho trẻ uống sữa sai cách khiến trẻ nuốt nhiều khí hơi

Ngoài ra, như đã nói thì một số trường hợp trẻ bị chướng bụng có thể do trẻ mắc phải các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như lồng ruột, tắc ruột, nhiễm vi khuẩn HP, phình đại tràng, hẹp hậu môn,… 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chướng bụng 

Nếu quan sát thấy các dấu hiệu dưới đây thì có thể trẻ đang bị chướng bụng:

  • Bụng trẻ căng tròn, chạm tay vào cảm thấy cứng sau khi trẻ ăn 1-2 giờ
  • Dùng tay vỗ nhẹ vào bụng trẻ thì phát ra âm thanh rỗng như trống. 
  • Trẻ ợ hơi, ợ chua sau khi ăn. 
  • Trẻ quấy khóc, lười bú và biếng ăn
  • Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón
  • Trẻ không xì hơi

Dấu hiệu bị chướng bụng rất dễ nhận biết

Cách xử lý khi trẻ bị chướng bụng

Trẻ bị chướng bụng nhưng vẫn vui vẻ, không có thêm bất kỳ biểu hiện đáng lo ngại nào khác thì mẹ có thể áp dụng các cách xử lý đơn giản dưới đây:

1. Cho trẻ uống thêm nước

Uống thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm đầy đủ lượng nước cần thiết cho trẻ. 

Bên cạnh nước đun sôi để nguội thì có thể dùng nước lá tía tô, nước cam, nước bưởi, nước gừng,…

Cho trẻ uống thêm nước

2. Chườm nóng bụng cho trẻ

Dùng túi chườm đặt lên bụng trẻ. Nếu không có túi chườm thì hãy dùng một chiếc khăn sạch, nhúng vào nước ấm rồi vắt khô, đắp lên bụng trẻ. Khi khăn lạnh thì nhúng nước ấm trở lại, thực hiện nhiều lần để giảm cảm giác chướng bụng khó chịu cho trẻ.

Lưu ý chỉ dùng nước ấm vừa đủ, không dùng nước sôi để tránh làm bỏng trẻ.

3. Massage bụng cho trẻ

Để trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, mẹ hãy dùng các đầu ngón tay khép kín đặt lên bụng trẻ rồi xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn lan rộng ra xung quanh vùng bụng. 

Cách này chỉ thực hiện khi trẻ ăn xong khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ, nếu bụng trẻ đang quá no thì sẽ tạo tác dụng ngược lại. 

Massage bụng cho trẻ

4. Giúp trẻ xì hơi

Khi trẻ xì hơi được thì tình trạng bị chướng bụng cũng thuyên giảm đi rất nhiều. 

Mẹ có thể áp dụng các cách giúp trẻ xì hơi như: 

  • Cách 1: Ẵm bé lên cao, tựa đầu vào vai mẹ rồi dùng tay vỗ nhẹ hoặc massage trên lưng trẻ. 
  • Cách 2: Đặt bé nằm ngửa trên giường, dùng tay cầm chân trẻ từ từ đưa lên ngực rồi thả xuống, chuyển sang chân còn lại giống như đang đạp xe. Nếu trẻ đã biết đi thì hãy cho bé vận động chạy bộ hay đạp xe trong khoảng 15 phút. 

Khi lượng hơi trong dạ dày trẻ được xì bớt thì trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. 

Ôm và vỗ lưng trẻ cho trẻ xì hơi, giảm chướng bụng đầy hơi

5. Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh có chứa rất nhiều loại lợi khuẩn. Lợi khuẩn này sẽ giúp cho đường ruột hoạt động tốt hơn từ đó giúp trẻ giảm chướng bụng, tiêu chảy hay táo bón,… 

Ngoài những cách trên, mẹ cần lưu ý thêm các điểm dưới đây:

  • Ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời để tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh vặt.
  • Sau khi trẻ bú sữa hoặc ăn no thì nên cho trẻ vận động, không nên đi nằm ngay.
  • Dùng loại sữa có bổ sung Probiotic trong thành phần để đường ruột của trẻ được khỏe mạnh hơn. 
  • Chia nhỏ bữa ăn, tránh cho trẻ ăn quá no hoặc các bữa ăn quá gần nhau.
  • Xây dựng chế độ ăn cho trẻ hợp lý, vừa đủ lượng đạm và tinh bột.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Trên đây là những thông tin cần biết cũng như cách trị chướng bụng khó tiêu cho trẻ. Hy vọng bài viết giúp các bậc cha mẹ yên tâm, chủ động hơn khi chăm sóc trẻ trong những năm tháng đầu đời.