TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO? CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO? CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Thống kê cho thấy có hơn 7 triệu người Việt hiện nay mắc phải bệnh trào ngược dạ dày. Bệnh khi mắc phải sẽ kéo theo nhiều triệu chứng nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm được. 

Vậy bệnh trào ngược dạ dày thực quản nguy hiểm như thế nào, bạn đã biết chưa? Cách điều trị hiệu quả là gì? Tìm hiểu tất tần tật qua những chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây. 

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược của dịch dạ dày (bao gồm pepsin, thức ăn và acid HCL) lên thực quản. 

Các dấu hiệu dễ nhận biết được bệnh trào ngược dạ dày thực quản là khi xuất hiện:

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau tức vùng thượng bị
  • Khó nuốt
  • Ho, khản giọng
  • Miệng tiết nhiều nước bọt
  • Đắng miệng

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể hiểu được đơn giản là do cơ thắt thực quản dưới suy yếu, trong khi bên trong dạ dày lại dư thừa lượng axit. Lúc này axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường gặp. 

Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa như viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, sa dạ dày, thoát vị cơ hoành, béo phì, stress, thói quen ăn uống không lành mạnh,…

Hình ảnh mô phỏng bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản nguy hiểm như thế nào?

Trào ngược dạ dày thực là một bệnh lý không quá nguy hiểm nếu người bệnh kiểm soát tốt. 

Tuy nhiên nếu để tình trạng bệnh kéo dài không can thiệp điều trị thì có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Viêm thực quản (xảy ra ở khoảng 50% trường hợp bệnh nhân)
  • Hẹp thực quản
  • Thực quản Barrett – tiền ung thư thực quản (xảy ra ở khoảng 8-15% trường hợp bệnh nhân)
  • Ung thư biểu mô tuyến thực quản

Ngoài ra, một lượng nhỏ lượng dịch axit trào lên được tới đường hô hấp trên sẽ gây ra tình trạng viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản hay phổi, mòn răng, viêm tai, viêm tuyến giáp,…

Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nếu không can thiệp điều trị sớm

Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Các cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: 

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là sẽ sử dụng thuốc Tây y và thực hiện một số thủ thuật khác. 

Thuốc Tây y điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường dùng là thuốc bảo vệ dạ dày, thuốc ức chế bơm proton và kháng histamin H2, thuốc làm rỗng dạ dày, thuốc tạo màng ngăn, thuốc hỗ trợ tăng lực cơ thắt dưới thực quản,…

Điều trị bằng thuốc Tây y

2. Chọn lọc thực phẩm phù hợp trong chế độ ăn hằng ngày

Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày. Vậy nên bạn cần chú trọng và chọn lọc kỹ lưỡng hơn, cụ thể:

Các loại thực phẩm nên ăn:

  • Bánh mì, bột yến mạch: Thấm hút tốt các dịch dư thừa trong dạ dày, giảm và ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày. 
  • Các loại đậu: Chứa nhiều chất xơ và amino axit sẽ giúp trung hòa dịch vị có trong dạ dày. 
  • Rau xanh: Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm gánh nặng cho dạ dày
  • Thịt trắng: Bổ sung đạm cho cơ thể, tăng cường sức khỏe để ngăn ngừa biến chứng, trung hòa axit dạ dày tốt.
  • Trái cây không chua: Trái cây giàu vitamin vitamin C sẽ giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày rất tốt (ổi, đu đủ chín, kiwi).
  • Nghệ và mật ong: Xoa dịu cảm giác khó chịu, đau rát ở dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết loét ở dạ dày. 

Bánh mì giúp thấm hút bớt dịch dạ dày, giảm nguy cơ trào ngược

Các loại thực phẩm nên tránh:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Dầu mỡ khó tiêu nên gây gánh nặng cho dạ dày, cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất, gây hại cho sức khỏe. 
  • Đu đủ xanh: Có chứa men papain sẽ làm phá hủy niêm mạc thực quản khiến tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn. 
  • Đồ ăn cay nóng: Khiến các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi nóng rát vùng thượng vị thêm trầm trọng. 
  • Rượu bia, cà phê, thuốc lá: Gây gia tăng tần suất trào ngược, làm suy giảm chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Nước ngọt có gas: Làm đầy hơi, tăng cảm giác buồn nôn, không tốt cho sức khỏe.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Song song với chế độ ăn, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học lành mạnh hơn. Cụ thể:

  • Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ. Ăn chậm rãi, nhai kỹ lưỡng. Không ăn quá muộn hoặc quá no, cũng không được để bụng đối. 
  • Không nằm ngay sau khi ăn. 
  • Tránh căng thẳng lo âu, luôn giữ tinh thần thoải mái.
  • Nếu có béo phì, hút thuốc lá thì nên giảm cân và ngưng hút thuốc lá. 
  • Nên nâng cao đầu giường khoảng 15cm so với chân khi ngủ.
  • Không mặc quần áo quá chật, không cúi gập người quá lâu, không uống quá nhiều nước trong khi ăn,…

Giữ tinh thần luôn lạc quan vui vẻ

Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hy vọng bài viết giúp bạn nắm rõ thêm kiến thức về mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị căn bệnh này. 

Trào ngược dạ dày thực quản nếu biết cách phòng ngừa và can thiệp điều trị sớm thì sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Hãy thay đổi thói quen sống ngay từ hôm để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé!