NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA HP DẠ DÀY KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Bên cạnh những loại thuốc Tây do bác sĩ kê đơn thì các bài thuốc dân gian chữa HP dạ dày cũng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh lý về tiêu hóa thường gặp này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi giới thiệu đến bạn những bài thuốc dân gian chữa HP dạ dày nổi trội nhất. Tham khảo bài viết để nắm rõ thông tin chi tiết hơn. 

HP dạ dày là gì?

Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, vốn là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày của con người. 

Loại vi khuẩn này được xem dễ gặp phải nhất, ước tính trên thế giới có đến 50% dân số mắc phải. Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP chủ yếu là do căng thẳng lâu ngày hay thói quen ăn uống thiếu khoa học (ăn thực phẩm ôi thiu, ăn không đúng bữa, uống nhiều bia rượu…).

Vi khuẩn HP có thể khiến tình trạng viêm dạ dày mãn tính tiến triển, là nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. 

Vi khuẩn HP sống và phát triển trong dạ dày

Những bài thuốc dân gian chữa HP dạ dày hiệu quả nhất

Dưới đây là các bài thuốc dân gian chữa HP dạ dày cho hiệu quả cao, dễ thực hiện mà lại đảm bảo được sự an toàn lành tính.

1. Cam thảo

Cam thảo là vị thuốc quen thuộc được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ xa xưa đến nay. Vị thuốc này có vị ngọt, tính bình, công dụng giải độc, dưỡng khí và thông kinh mạch. 

Ngoài ra cam thảo còn có thể điều trị hiệu quả các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. 

Nghiên cứu của Y học hiện đại còn chứng minh được rằng các chất chống oxy hóa trong cam thảo (glabrae và glabridin) có khả năng trung hòa dịch vị, đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng. 

Cam thảo

Hướng dẫn thực hiện: 

Lấy khoảng 2 – 3g rễ cam thảo đã phơi khô đem cho vào tách trà. Đổ vào khoảng 300ml nước sôi để hãm trong khoảng 10 – 15 phút rồi uống ngay khi trà còn ấm. 

Lưu ý không dùng cách áp dụng trà cam thảo chữa HP dạ dày này cho người huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, người có gan thận yếu. Trong quá trình dùng thì cần kiêng ăn cá, ngưng dùng các nhóm thuốc lợi tiểu thiazide, corticosteroid, thuốc chứa digitalis.

Trà cam thảo

2. Quả sung

Quả sung là một loại quả có tính bình, vị ngọt, hậu hơi đắng. Loại quả có khả năng điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. 

Trước hết phải kể đến một loại chất xơ hòa tan tên là Prebiotics hỗ trợ lợi khuẩn trong đường ruột kích thích tiêu hóa thức ăn nhanh chóng.

Tiếp đến là thành phần tanin có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương, viêm, loét tại niêm mạc dạ dày, trung hòa lượng axit dư thừa tại bao tử từ đó góp phần bảo vệ dạ dày bị viêm loét, góp phần ngăn chặn các tổn thương ở thành dạ dày.

Cuối cùng là nhựa quả sung chứa nhiều loại axit, khoáng chất và vitamin thiết yếu,… có thể hạ huyết áp, nhuận tràng và ức chế tác tế bào ung thư dạ dày. 

Quả sung

Hướng dẫn thực hiện:

Hái khoảng 300g quả sung tươi sau đó đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ bớt đi nhựa mủ. Dùng dao thái quả sung thành từng lát thật mỏng rồi đem phơi khô. Khi quả sung đã khô thì đem bỏ vào máy xay thành bột mịn, đổ tất cả vào lọ thủy tinh đậy kín nắp. 

Mỗi ngày lấy khoảng 2 thìa cà phê bột quả sung pha vào 150ml nước ấm rồi uống trước bữa ăn. 

Ngoài ra, bạn còn có thể dùng quả sung để trộn gỏi, kho thịt/cá, om lươn,… để tăng hiệu quả trong việc chữa HP dạ dày. 

Quả sung phơi khô

3. Chuối hột

Chuối hột là một trong những vị thuốc Đông y được sử dụng phổ biến hiện nay trong điều trị đau nhức xương khớp, viêm xoang, căng thẳng stress,… 

Đặc biệt do có chứa 2 thành phần quan trọng là kali và fructooligosaccharides rất hữu ích trong việc nuôi dưỡng những vi khuẩn có lợi bên trong đường ruột nên chuối hột còn có công dụng cao trong điều trị bệnh dạ dày. Chuối hột giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, tiêu viêm, hạn chế các vết loét lan rộng hơn.

Chuối hột

Hướng dẫn thực hiện:

Dùng khoảng 5 quả chuối xanh, tách bỏ phần lơ xanh bên ngoài, không bỏ hết vỏ. Thái thành lát mỏng rồi cho vào nồi đun sôi chung với 3 khúc mía lau, 1 phần nhỏ quả đu đủ chín và 1 quả táo chín. Lưu ý đu đủ và táo phải rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ, hạt.

Đun lửa liu riu cho đến khi sôi và cạn còn khoảng 3 chén nước thì tắt bếp. Chắt lấy nước cốt chia thành 3 phần để uống hết trong ngày. 

Nước chuối hột hãm cùng mía lau và táo, đu đủ

Lưu ý cần biết khi áp dụng những bài thuốc dân gian chữa HP dạ dày

  • Để nhận thấy hiệu quả của các bài thuốc dân gian này thì cần kiên trì thực hiện trong suốt thời gian dài. Người bệnh không nên quá nóng vội hoặc ngưng dùng giữa chừng. 
  • Các bài thuốc dân gian chữa HP dạ dày trên đây chỉ có tác dụng với những bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Với trường hợp nặng thì cần phải được điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ. 
  • Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học hợp lý, tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa, trứng, bột mì, khoai lang,… Hạn chế ăn các loại thức ăn cay, nóng, chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Ăn đúng giờ giấc, không bỏ bữa, nên chia nhỏ bữa ăn, không được ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc, không được ăn khuya.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giữ tâm lý thoải mái, không nên lo lắng, căng thẳng quá mức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh.

Kết luận

Trên đây là những bài thuốc dân gian chữa HP dạ dày mang lại hiệu quả cao nên áp dụng. 

Tuy nhiên tốt nhất, ngay sau khi có dấu hiệu mắc bệnh dạ dày thì bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để có hướng dẫn, phác đồ điều trị phù hợp, không nên tự ý dùng thuốc hay bất kỳ phương pháp nào khác để tránh tổn thương ở dạ dày càng nghiêm trọng hơn.