THUỐC GIẢM AXIT DẠ DÀY NÀO TỐT? DÙNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?

Thuốc giảm tiết axit dạ dày thường được bác sĩ kê đơn nhằm mục đích trung hòa, cân bằng lượng axit trong dạ dày. Đồng thời tạo điều kiện để tái tạo niêm mạc, làm lành những tổn thương tại đây. 

Tuy nhiên không phải loại thuốc giảm axit dạ dày nào cũng tốt. Người bệnh khi dùng cần chọn lựa kỹ lưỡng để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất mà không gặp phải các tác dụng phụ gây hại đến hệ tiêu hóa. 

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi giới thiệu đến bạn danh sách những loại thuốc giảm axit dạ dày tốt nhất cũng như cách dùng đúng để nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh. 

Axit dạ dày là gì?

Trước hết, axit dạ dày là một thành tố HCL (axit nitric) tồn tại trong dạ dày của mỗi người.

Axit dạ dày được tiết ra bởi lớp niêm mạc dạ dày, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa. 

Thức ăn khi nhận vào, axit dạ dày sẽ tiết ra những enzym cần thiết để kết hợp với quá trình co bóp quá dạ dày nghiễn nhuyễn, chuyển hóa thức ăn.

Axit dạ dày tồn tại trong dịch vị của dạ dày luôn ở mức nồng độ khoảng từ 0.0001 – 0.001 mol/l. 

Nếu nồng độ axit dạ dày cao hơn 0.0001 – 0.001 mol/l thì sẽ gọi là thừa axit dạ dày. Thừa axit dạ dày là sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về dạ dày và đường tiêu hóa  với các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,…

Lúc này, người bệnh cần dùng đến thuốc giảm axit dạ dày hay còn gọi là thuốc trung hòa axit dạ dày.

Axit dạ dày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn

Thuốc giảm axit dạ dày nào tốt?

Thuốc giảm axit dạ dày là nhóm thuốc có chứa các thành phần giúp làm giảm tác động của axit trong dạ dày tới hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm thiểu những triệu chứng khó chịu đi kèm như ợ nóng, khó tiêu,… 

Dưới đây là một số nhóm thuốc có khả năng giảm axit dạ dày hiệu quả thường được nhiều bác sĩ sử dụng cho người bệnh:

1. Nhóm thuốc antacid

Nhóm thuốc này có tính kiềm nhẹ, giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày khi tiếp xúc. 

Nhóm thuốc antacid

2. Nhóm thuốc kháng histamin

Thuốc dựa trên cơ chế kháng với thụ thể histamin do dạ dày tiết ra để từ đó giảm sự tiết axit trong dạ dày. 

3. Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Thuốc kích thích sản sinh ra nhiều chất nhầy, hạn chế sự tác động của axit lên bề mặt dạ dày từ đó bảo vệ cho lớp niêm mạc dạ dày không bị viêm loét, tổn thương. 

Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

4. Nhóm thuốc ức chế Proton

Thuốc ức chế quá trình bơm proton, giảm đi axit trong dạ dày. Thuốc thường dùng cho những người bị thừa axit dạ dày dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. 

Thuốc ức chế quá trình bơm proton

Thuốc trung hòa axit dạ dày dùng như thế nào là đúng?

Thuốc trung hòa axit dạ dày có thể đem lại những tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và các cơ quan khác trong cơ thể. Ví dụ như táo bón, co thắt suy nhược cơ, vấn đề về hô hấp, viêm nhiễm, canxi huyết, sỏi thận, loãng xương,…

Chính vì thế, người bệnh phải nắm rõ đúng cách dùng thuốc trung hòa axit dạ dày.

  • Dùng thuốc giảm axit dạ dày sau khi ăn no khoảng 1 – 3 giờ đồng hồ và trước khi đi ngủ. 
  • Thuốc kháng axit thường ở dạng hỗn hợp, bột hoặc cốm. Tuy nhiên nếu ở dạng viên thì phải nhai nhuyễn trước khi nuốt. 
  • Do làm tăng độ pH dạ dày nên các nhóm thuốc giảm axit dạ dày sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của nhiều loại thuốc khác. Tốt nhất, nên uống thuốc giảm axit dạ dày cách xa thời gian uống các loại thuốc khác ít nhất 2 giờ đồng hồ. 
  • Thuốc giảm axit dạ dày dù loại nào thì cũng phải có sự chỉ định của bác sĩ thì mới được dùng. Người bệnh không được tùy tiện dùng thuốc. 

Thận trọng khi dùng thuốc giảm axit dạ dày để tránh các tác hại về tiêu hóa

Ngoài ra, bên cạnh việc dùng thuốc giảm axit dạ dày, người bệnh cần xây dựng một chế độ làm việc khoa học, ăn uống lành mạnh. 

Không làm việc quá sức, căng thẳng stress, lo âu. Ăn uống đủ chất, ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và giàu chất xơ. Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói. 

Đồng thời tránh dùng các chất kích thích làm tăng tiết axit dạ dày như thuốc lá, rượu bia, gia vị cay nóng,…

Trên đây là những thông tin cần biết về thuốc giảm axit dạ dày (thuốc trung hòa axit dạ dày). Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có lựa chọn phù hợp, từ đó điều trị bệnh hiệu quả. 

Còn bây giờ, nếu còn thắc mắc gì thì đừng quên để lại comment bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp ngay nhé!