NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY TÁ TRÀNG NÊN ĂN GÌ?
Người đau dạ dày tá tràng cần có một chế độ ăn uống khoa học, giảm những kích thích có hại. Như vậy cho cơ quan tiêu hóa mới được nghỉ ngơi, làm lành những tổn thương nhanh hơn.
Vậy người đau dạ dày tá tràng nên ăn gì? Nên kiêng gì và lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu tất tần tật những thắc mắc này trong nội dung bài viết dưới đây.
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Dạ dày là cơ quan đóng vai trò dự trữ và nghiền nhuyễn thức ăn để quá trình tiêu hóa hấp thụ sau đó thuận lợi hơn. Tá tràng là phần đầu của ruột non, giúp trung chuyển thức ăn và cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa chúng.
Viêm loét dạ dày tá tràng là khi lớp niêm mạc của dạ dày và tá tràng bị viêm, loét, bào mòn. Lúc này lớp thành dạ dày và ruột non sẽ lộ ra, nếu thức ăn tiếp xúc vào sẽ gây nên cảm giác đau đớn, nôn nao khó chịu.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, thủng hoặc rò ổ loét, hẹp môn vị và thậm chí là ung thư hóa.
*Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng, điển hình như:
- Di truyền
- Nhiễm vi khuẩn dạ dày HP
- Stress
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học (nhịn đói quá lâu, ăn quá khuya, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, lạnh, kích thích,…)
- Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau thường xuyên
- Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia
- …
*Triệu chứng
Việc nắm rõ các triệu chứng sẽ giúp bạn nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sớm hơn từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.
Theo đó các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường bao gồm:
- Ợ hơi, ợ chua và nóng rát ở vùng thượng vị
- Buồn nôn, bụng cồn cào, nôn ra máu
- Cân nặng giảm đột ngột
- Mất ngủ, ăn không ngon
- …
Nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây trị bệnh dạ dày, việc xây dựng chế độ ăn khoa học cũng giúp ích rất nhiều trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Danh sách các món nên ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:
-
Sữa, trứng
Sữa, trứng giúp trung hòa acid có trong dạ dày. Nên dùng sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát,… Đặc biệt là sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa.
Nhóm thực phẩm sữa, trứng rất tốt cho hệ tiêu hóa
-
Thực phẩm nhiều đạm
Thịt lợn, cá thường chứa rất nhiều đạm lại dễ tiêu hóa nên thêm vào chế độ ăn hằng ngày cho người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Thịt cá giàu đạm đồng thời rất dễ tiêu hóa
-
Thực phẩm giàu tinh bột
Các loại thực phẩm giàu tinh bột như gạo nếp, bánh quy, bánh xốp, bánh mỳ, yến mạch,… sẽ có ít mùi vị, đồng thời giúp hút đi axit trong dạ dày từ đó giảm phản ứng ăn mòn axit gây tình trạng viêm loét nặng nề thêm.
Các loại thực phẩm giàu tinh bột
-
Các loại rau củ quả
Rau củ quả được biết đến nguồn thực phẩm giàu chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất. Một số loại rau củ quả mà bạn nên dùng như khoai lang, khoai tây, cà rốt, bí ngô, rau cần tây, rau chân vịt, dưa hấu,…
Bí ngô rất tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Ngoài ra, người bệnh còn nên bổ sung nhóm thực phẩm giảm tiết axit dạ dày và hỗ trợ làm lành vết loét như nghệ, gừng, mật ong, nha đam, việt quất, hạnh nhân, óc chó,…
Viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng ăn gì?
Song song với đó, để giảm những tổn thương ở vùng dạ dày tá tràng thì người bệnh còn nên kiêng ăn một số loại thực phẩm. Ví dụ như:
- Thực phẩm dễ gây tổn thương đến lớp niêm mạc dạ dày như rượu bia, cà phê, tiêu ớt cay, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ,…
- Thực phẩm làm gây tăng acid dạ dày như cam quýt, khế, xoài, dấm chua,…
- Thực phẩm dễ gây đầy hơi, chướng bụng như giá đỗ, dưa cà muối, cần tây, hành, hẹ,… và các loại nước có gas.
Kiêng ăn các loại thức ăn nhanh
Nguyên tắc trong chế độ ăn của người viêm loét dạ dày tá tràng
Hệ tiêu hóa của người bị viêm loét dạ dày tá tràng không thể hoạt động trơn tru hiệu quả như người bình thường. Vì vậy bên cạnh việc chọn lọc các nhóm thực phẩm nên sử dụng thì người bệnh cần phải tuân thủ thêm nhiều nguyên tắc khác nữa.
Cụ thể là:
- Nấu chín và ninh kỹ thức ăn, hạn chế dùng thực phẩm tươi sống. Nên ưu tiên chọn các món canh, súp để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
- Ăn thật chậm và nhai thật kỹ, tập trung vào bữa ăn để tăng tiết nước bọt cho tiêu hóa dễ dàng hơn. Hạn chế việc vừa ăn vừa đọc sách, xem phim,…
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (khoảng 4 – 5 bữa) để trung hòa axit và hạn chế căng cứng dạ dày.
- Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Như vậy sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau.
- Không ăn thức ăn quá đặc, dịch vị sẽ không thể thấm vào giữa khối thức ăn.
- Không ăn thức ăn quá lỏng, nước nhiều sẽ làm loãng dịch vị giảm khả năng tiêu hóa.
Xây dựng chế độ ăn khoa học, giảm tối đa những tổn thương lên dạ dày tá tràng
Bài viết cung cấp những chia sẻ cơ bản về vấn đề người đau dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì. Hy vọng sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống khoa học hợp lý để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.