trĩ là một trong những căn bệnh hậu môn thươntgf xuyên bị mắc phải ở độ tuổi từ 30 trở lên Bệnh trĩ là bệnh xảy ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phình lên do sưng hoặc viêm.
BỆNH TRĨ LÀ GÌ?
Trĩ thường được miêu tả là những đám rối tĩnh mạch của hậu môn trực tràng giãn ra, những búi trĩ này sẽ to dần lên do máu tĩnh mạch bị ứ đọng.
Tuỳ thuộc vào vị trí của búi trĩ mà người ta chia làm 2 loại: trĩ ngoại và trĩ nội
Trĩ ngoại: (nằm bên ngoài hậu môn) phát triển ngay gần rìa hậu môn và được phủ bởi lớp da rất nhạy cảm của vùng rìa hậu môn. Chúng thường không đau. Tuy nhiên nếu hình thành cục máu đông (trĩ tắc mạch) nó sẽ rất đau và tạo thành khối cứng chắc. Trĩ ngoại cũng có thể chảy máu nếu nó bị vỡ ra.
hình ảnh minh họa loại trĩ ngoại
Trĩ nội: (nằm phía trong hậu môn) thường không đau, chảy máu, thòi trĩ ra ngoài khi đại tiện là những triệu chứng thường xuất hiện. Tuy nhiên nó có thể rất đau nếu búi trĩ nội bị sa ra ngoài hoàn toàn, từ phía trong hậu môn thòi ra ngoài lỗ hậu môn và không thể ấn lại được vào trong (búi trĩ bị nghẹt).
Trĩ nội được chia làm 4 độ:
– Độ I: trĩ không sa ra ngoài
– Độ II: trĩ sa ra ngoài và tự tụt vào trong hậu môn sau khi đại tiện
– Độ III: trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay để đẩy lại vào trong
– Độ IV: trĩ sa ra ngoài và không thể đẩy lại vào trong
hình ảnh minh họa loại trĩ nội
NGUYÊN NHÂN GÂY LÊN BỆNH TRĨ.
có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ tuy nhiên đến nay chưa được xác định rõ và thường được phát triển ở những bệnh nhân có các yếu tố thuận lợi làm tăng áp lực trong trực tràng gây chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cản trở máu tĩnh mạch trở về và do đó máu tĩnh mạch đọng lại và tĩnh mạch giãn ra tạo thành búi trĩ. Búi trĩ này sẽ to dần lên và thòi ra ngoài nếu những yếu tố này tiếp diễn.
một số nguyên nhân gây lêhn bệnh trĩ
Các yếu tố thuận lợi bao gồm:
– Tuổi
– Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy
– Thời kỳ mang thai
– Di truyền
– Đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều
– Chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn
– Ngồi đại tiện quá lâu trong nhà vệ sinh
_ ngồi qúa lâu ví dụ như nhân viên văn phòng
CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
Điều trị bệnh trĩ tại nhà.
Mọi người thường có thể sử dụng phương pháp điều trị tại nhà để giảm triệu chứng:
- Ăn ít nhất 25- 30 gram chất xơ mỗi ngày
- Tránh dùng sức rặn khi đi tiêu
- Vệ sinh sạch vùng hậu môn sau mỗi lần đi tiêu
- Thoa các loại kem trị bệnh trĩ không kê đơn
- Tránh gãi hoặc ngoáy ở búi trĩ
- Nếu kèm với sa tử cung, có thể thử nhẹ nhàng đẩy búi trĩ trở lại vào trực tràng
Can thiệp y tế để ngừa bệnh trĩ.
Đôi khi bệnh trĩ tự biến mất. Tuy nhiên, các trường hợp khác trĩ có thể gây khó khăn trong sinh hoạt, vệ sinh hoặc gây đau dữ dội. Trong những trường hợp này, cần phải điều trị.
- Chích xơ chỉ định trong trĩ độ 1 và 2, không chỉ định cho trĩ ngoại, trĩ có huyết khối, trĩ nội bị viêm loét hoặc hoại tử.
- Thắt bằng dây thun, cao su được đặt bao quanh búi trĩ, thắt gây thiếu máu cục bộ, búi trĩ bị xơ, teo lại và tự rụng đi.
- Quang đông hồng ngoại: Dùng nhiệt để thu nhỏ búi trĩ.
- Phẫu thuật cắt búi trĩ: Cắt búi trĩ nếu chúng quá lớn và các phương pháp khác không hiệu quả.
trên đây là một số những nguyên nhân gây lên bệnh trĩ và các giải pháp giúp cho người bệnh có thể tham khảo và làm theo cách trên nhé! sức khỏe là trên hết chúng ta hãy cố gắng gìn giữ và bảo vệ sức khỏe của mình sao cho thật tốt để không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày nhé!
Mục Lục
- 1 BỆNH TRĨ LÀ GÌ?
- 1.1 Trĩ ngoại: (nằm bên ngoài hậu môn) phát triển ngay gần rìa hậu môn và được phủ bởi lớp da rất nhạy cảm của vùng rìa hậu môn. Chúng thường không đau. Tuy nhiên nếu hình thành cục máu đông (trĩ tắc mạch) nó sẽ rất đau và tạo thành khối cứng chắc. Trĩ ngoại cũng có thể chảy máu nếu nó bị vỡ ra.
- 1.2 Trĩ nội: (nằm phía trong hậu môn) thường không đau, chảy máu, thòi trĩ ra ngoài khi đại tiện là những triệu chứng thường xuất hiện. Tuy nhiên nó có thể rất đau nếu búi trĩ nội bị sa ra ngoài hoàn toàn, từ phía trong hậu môn thòi ra ngoài lỗ hậu môn và không thể ấn lại được vào trong (búi trĩ bị nghẹt).
- 2 NGUYÊN NHÂN GÂY LÊN BỆNH TRĨ.
- 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ