7 CÁCH TRỊ NHIỆT MIỆNG TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY LẬP TỨC

7 CÁCH TRỊ NHIỆT MIỆNG TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY LẬP TỨC

Nhiệt miệng là sự xuất hiện của những vết loét nhỏ bên trong khoang miệng như ở nướu, lợi và lưỡi.

Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe và sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên nếu can thiệp trị nhiệt miệng thì sẽ giảm được cảm giác đau đớn và giúp vết loét nhanh lành hơn. 

Với 7 cách trị nhiệt miệng tại nhà đơn giản dưới đây, bạn sẽ nhanh chóng đánh bay những cơn đau khó chịu. 

7 cách trị nhiệt miệng tại nhà đơn giản hiệu quả

1. Súc miệng bằng nước muối/banking soda

Nước muối là chất khử trùng tự nhiên, giúp các vết loét khô đi và nhanh lành hơn. 

Cách thực hiện: Hòa tan 5g muối trong khoảng 250ml nước ấm. Súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra. Thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau vài giờ. 

Ngoài ra bạn còn có thể dùng baking soda để thay thế cho muối. Baking soda là một loại muối nở, giúp cân bằng độ pH và giảm viêm để các vết loét nhanh lành hơn. Cách thực hiện cũng tương tự với 5g baking soda hòa trong 230ml nước ấm rồi súc miệng. 

Nước muối giúp sát khuẩn, làm sạch và làm khô vết loét 

2. Dùng trà hoa cúc

Hoa cúc có tính khử trùng, giúp giảm viêm từ đó hỗ trợ cho các vết loét nhanh lành hơn.

Cách thực hiện: Ngâm 5g hoa cúc trong nước ấm, sau đó dùng nước đó để súc miệng 2 ngày 1 lần. Ngoài ra bạn có thể pha trà hoa cúc để uống, dùng túi lọc trà đắp lên vùng da có vết loét để giảm đau.

Trà hoa cúc La Mã

3. Thoa mật ong 

Mật ong có tính chất kháng khuẩn tốt, giúp làm dịu nhanh vết loét và thúc đẩy quá trình làm lành vết loét. 

Ngoài ra, mật ong còn giúp giảm nguy cơ hình thành sẹo, thúc đẩy sự tăng trưởng mô mới. 

Cách thực hiện: Trộn mật ong với 1 thìa bột nghệ hoặc bột khoai rồi thoa nhẹ lên vùng da bị viêm loét. Sau khoảng 30 phút đến 1 giờ thì súc miệng lại với nước. Thực hiện lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý không pha mật ong với nước rồi súc miệng trực tiếp. Nước mật ong là một loại thức uống có tính nóng cao, sẽ gây tác dụng ngược lại.

Mật ong giúp kháng khuẩn và làm dịu những cơn đau

4. Đắp lá cây rau mùi

Lá cây rau mùi có tính kháng khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt cùng mùi hương thơm mát sẽ giúp giảm đau, nhanh lành vết loét và đem lại hơi thở thơm tho. 

Cách thực hiện: Chuẩn bị một ít lá rau mùi, rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước cốt nhỏ lên vết loét bên trong miệng. Để khoảng 30 phút thì súc miệng lại với nước sạch. 

Nếu không có lá rau mùi thì bạn có thể thay thế bằng lá ổi. Lá ổi cũng cho hiệu quả tương tự. 

Lá cây rau mùi

5. Uống nước cam chanh

Nước cam chanh rất giàu vitamin C sẽ giúp tăng cường đề kháng, thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng trong cơ thể. 

Cách thực hiện: Uống mỗi ngày 1 cốc nước cam hoặc chanh, các vết loét sẽ được lành lành nhanh chóng hơn, giảm cảm giác đau đớn. 

Nước cam rất giàu vitamin C tốt cho người bị nhiệt miệng

6. Nhai lá hương nhu

Lá hương nhu là một loại dược liệu từ xa xưa đã được sử dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh nhiệt miệng và hôi miệng.

Cách thực hiện: Hái một vài lá hương nhu đem rửa sạch rồi nhai trong miệng, sau vài phút thì súc miệng lại với nước sạch. Thực hiện lặp lại 3 – 4 lần mỗi ngày để nhanh chóng đạt hiệu quả.

Một cách khác nữa là đem 10g lá hương nhu sắc với 200ml nước cho đến khi còn 100ml. Dùng nước này để ngậm và súc miệng hàng ngày. Lưu ý nên dùng vào buổi sáng sau khi thức giấc và buổi tối trước khi đi ngủ để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất. 

Lá hương nhu – loại dược liệu quen thuộc

7. Ăn sữa chua

Men vi sinh sống trong sữa chua tốt cho đường ruột đồng thời giúp diệt trừ vi khuẩn H.Pylori gây nhiệt miệng. Hơn nữa độ mịn mát của sữa chua còn giúp bạn giảm được cảm giác đau và khó chịu ở những vết loét. 

Cách thực hiện: Ăn mỗi ngày 1 cốc sữa chua (ít nhất là 245g sữa chua). Nên ăn sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ. 

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột

Nhiệt miệng có thể trị khỏi nhanh chóng bằng các cách trên đây hoặc tự khỏi sau khoảng 7 – 14 ngày. Tuy nhiên một số trường hợp tình trạng nhiệt miệng kéo dài hơn 14 ngày kéo theo các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, nhức đầu hoặc phát ban ở da, vết loét lớn một cách bất thường,… thì phải thăm khám bác sĩ ngay.