CÁC BỆNH VỀ ĐƯỜNG RUỘT KHÓ ĐIỀU TRỊ CẦN PHÒNG NGỪA SỚM

Đường ruột vốn rất dễ bị viêm nhiễm, tổn thương gây ra các bệnh lý và nguy cơ ung thư dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể. 

Các bệnh về đường ruột cũng vì thế mà rất dễ mắc phải, khó chẩn đoán và điều trị. 

Vậy nên, chúng ta cần nắm rõ trước các bệnh về đường ruột để có thể phòng ngừa, nhận biết và điều trị kịp thời. 

Bệnh về đường ruột là gì?

Bệnh về đường ruột (bệnh về tiêu hóa) là nhóm bệnh lý liên quan đến đường ruột như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…

Bệnh gặp phải ở cả người lớn và trẻ em, có chiều hướng tăng lên rất nhanh trong những năm gần đây. Trong đặ biêệt là ở những người:

  • Ăn uống không đảm bảo an toàn vệ sinh, môi trường sống ô nhiễm
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học lành mạnh
  • Chế độ ăn uống mất cân bằng
  • Yếu tố tâm lý: Stress, lo âu, căng thẳng,…

Bệnh thường kéo dài trong khoảng một thời gian và dễ kiểm soát được nếu bạn thay đổi lối sống và dùng thuốc. Tuy nhiên nếu không nhận biết được bệnh và can thiệp điều trị kịp thời thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa cả tính mạng. 

Các bệnh về đường ruột rất dễ mắc phải

Các bệnh về đường ruột khó điều trị cần phòng ngừa sớm

Dưới đây là các bệnh về đường ruột nguy hiểm nhất, khó điều trị nhất mà bạn cần nắm rõ để phòng ngừa sớm. 

1. Táo bón

Táo bón được định nghĩa là một bệnh lý về đường ruột mà người bệnh đi cầu ít hơn hoặc bằng 3 lần trong một tuần. Khi đi cầu, phân có thể khô và cứng hơn bình thường, đôi khi gây đau trong lúc đi. 

Táo bón chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Tuy nhiên nếu táo bón kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể trở thành một bệnh lý mạn tính, làm ức chế nhu động ruột hoạt động bình thường. Trong một vài trường hợp, táo bón còn có thể là triệu chứng của một bệnh đường ruột khác như bệnh đại trực tràng, polyp đại trực tràng, ung thư,…

– Nguyên nhân:

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Lười vận động, không tập luyện thể dục 
  • Không bổ sung đủ nước cho cơ thể 
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ 
  • Mắc phải hội chứng ruột kích thích 
  • Thói quen xấu nhịn đi cầu khi cảm thấy mắc 
  • Thay đổi thói quen hoặc lối sống, chẳng hạn đi du lịch 
  • Mang thai, người cao tuổi 
  • Ngoài ra còn có thể do mắc phải các bệnh lý như nứt hậu môn, ung thư đại tràng, ung thư ở vùng bụng, tắc nghẽn ruột hay hẹp đại tràng, sa trực tràng, đa xơ cứng, tổn thương tủy sống, đái tháo đường, cường giáp, suy giáp,…

– Triệu chứng:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần 
  • Phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài 
  • Phân có đường kính lớn có thể gây tắc nghẽn nhà vệ sinh 
  • Đau khi đi đại tiện 
  • Đau bụng 
  • Máu trên bề mặt phân cứng
  • Sốt 
  • Nôn 
  • Máu trong phân 
  • Chướng bụng 
  • Giảm cân 
  • Vết nứt hậu môn 
  • Sa trực tràng

Táo bón

2. Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và tần suất trên 3 lần/1 ngày. 

Bệnh thường được chia thành 3 loại dựa trên thời gian kéo dài, đó là:

  • Tiêu chảy cấp tính kéo dài trong 1 ngày đến một tuần
  • Tiêu chảy bán cấp kéo dài khoảng 3 tuần
  • Tiêu chảy mạn tính kéo dài hơn 4 tuần

– Triệu chứng: 

  • Phân lỏng
  • Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Khát nước 
  • Sốt
  • Mất nước
  • Phân có máu
  • Lượng phân nhiều
  • Đi tiêu nhiều lần hoặc tiêu són, mót rặn

Đi tiêu nhiều lần trong ngày

3. Trào ngược dạ dày – thực quản

Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng dịch vị dạ dày (bao gồm thức ăn, nước uống, men tiêu hóa, khí hơi,…) có trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. 

Bệnh có diễn biến thầm lặng, kéo dài. Nếu người bệnh không nhận biết và điều trị kịp thời thì có thể để lại những tổn thương không hồi phục. 

Thông thường các triệu chứng ban đầu sẽ bao gồm cảm giác khó chịu, nóng rát vùng thượng vị và về lâu dài sẽ làm tổn thương các cơ quan như thực quản, thanh quản, miệng,…

Nói một cách dễ hiểu hơn, axit có trong dịch vị dạ dày nếu trào ngược lên thực quản nhiều lần sẽ làm lớp niêm mạc thực quản nhanh chóng bị tổn thương, ăn mòn, sau đó là phù nề, viêm nhiễm, xơ sẹo và dính, nặng hơn là ung thư.

– Nguyên nhân:

  • Tác dụng phụ của thuốc Tây 
  • Dùng các chất kích thích và gây nghiện như cafein, rượu, thuốc lá,… 
  • Mắc phải các bệnh lý như tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành, viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày,… 
  • Dư thừa acid hay sự quá tải bên trong dạ dày 
  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học lành mạnh như ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu ( nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa,…) 
  • Một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản: Thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng, mang thai, stress,…

– Triệu chứng: 

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau tức ngực thượng vị
  • Khó nuốt
  • Khản giọng và ho
  • Miệng tiết nhiều nước bọt

Trào ngược dạ dày thực quản

4. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc – màng lót trong cùng của hai cơ quan này bị viêm loét và tổn thương. 

Bệnh bao gồm 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Cấp tính là giai đoạn đầu, mức độ tổn thương nhẹ nên dễ điều trị. Tuy nhiên nếu tiến triển đến giai đoạn mãn tính thì mức độ tổn thương có thể gây teo lớp niêm mạc và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Các biến chứng có thể gặp phải như thủng dạ dày và tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị và thậm chí là ung thư dạ dày. 

– Nguyên nhân: 

  • Do nhiễm vi khuẩn HP
  • Do thuốc NSAIDs
  • Lạm dụng chất kích thích và đồ uống có cồn
  • Căng thẳng kéo dài nhiều ngày
  • Ăn uống và sinh hoạt không điều độ và không khoa học: Bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn quá no hoặc chờ quá đói mới ăn, thức khuya, lười vận động,..

– Triệu chứng:

  • Đau thượng vị
  • Đầy bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Mất ngủ hoặc ngủ không ngon
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Mệt mỏi, khó thở;
  • Nôn ói, dịch nôn có lẫn máu hoặc có màu như bã cà phê
  • Phân lẫn máu hoặc có màu đen

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Ngoài ra, còn có một số bệnh về đường ruột phổ biến khác nữa như hội chứng ruột kích thích, bệnh celia, ung thư đại trực tràng, bệnh trĩ,…

Kết luận

Trên đây là các bệnh về đường ruột khó điều trị mà người bệnh cần biết để phòng ngừa sớm. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan, đừng quên để lại comment bên dưới để chúng tôi giải đáp giúp bạn.